Duck hunt
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!



Mụ Liễu gần như bị choáng khi nghe lão Đỗ thuật lại mọi chuyện vừa xảy ra ở quán bar. Mụ đích thân đóng cửa cẩn thận rồi mới hỏi rất khẽ:

- Anh có dặn mấy đứa như con Xuân Đào, thằng Tân tài xế là không được chỉ nhà riêng của em cho ai lạ không?

- Dặn rồi, nhưng xem ra đám con Xuân Đào đã bắt đầu xầm xì nhiều chuyện lắm. Nhất là con nhỏ tên Oanh Hồng, nó biến đi đâu mất kể từ khi xảy ra vụ nó treo cổ trong phòng con Ánh Hồng.

- Tại anh hoa mắt hay sao đó, chớ nếu con Ánh Hồng hiện hồn về thì nó đâu để anh yên ổn tới giờ này!

Lão Đỗ có vẻ dao động:

- Tao thấy không xong rồi. Cũng tại mày hết, phải chi hồi đó sau khi ép nó bán trinh cho thằng "xì thẩu" xong, mày lấy số tiền lớn rồi thủ tiêu nó lúc ấy cho xong chuyện. Mày bày đặt dụ nó làm nghề, hứa sẽ giữ tiền làm được của nó rồi đưa về cho ba nó xây nhà chi cho rối rắm, phiền phức!

Mụ Liễu gắt lên:

- Tôi không trách thì thôi, anh còn nói nữa. Hồi đó ai đã mê nó, bảo sau khi bán trinh nó rồi để nó lại cho anh hưởng xái nhì. Tôi mới để! Rồi cũng chính anh, khi thấy số tiền nó để dành quá nhiều thì động lòng tham ra tay thủ tiêu nó, khiến cho rắc rối càng ngày càng lớn, thấy không?

Lão Đỗ chùn xuống:

- Ai mà ngờ...

Rồi lão tự tin trở lại:

- Lúc chôn xác nó, tao đã có nhờ ông thầy Tu yểm bùa tránh cho nó không thành ma thành quỷ. Ông thầy hay lắm. Tao tin rằng...

Mụ Liễu không dằn được bực dọc:

- Hay cáí con khỉ! Hay mà hó hiện hồn về tùm lum.

Lão Đỗ xìu lại:

- Chuyện đó chẳng hiểu sao... mà tao không tin.

- Không tin sao anh quýnh lên khi thấy nó thắt cổ trong phòng Theo tôi thì bây giờ ta phải coi lại vụ yếm bù này. Phải chăng thằng cha thầy đó làm không linh.

- Không lý nào...

Mụ Liễu quyết liệt:

- Ta phải ra tận nơi chôn xác nó để làm lại. Tôi có quen một ông làm vụ đó tài lắm, tôi sẽ đích thân tới đó mời. Bây giờ anh đi với tôi.

Lão Đỗ có vẻ do dự:

- Hay là... mày đi với lão ta đi. Tao...

Mụ Liễu gắt lên:

- Nhát cáy như vậy thì còn làm ăn gì nữa! Anh nhớ là số tiền trên một trăm lượng vàng anh hưởng của con ánh Hồng, coi chừng phải nhả ra đó!

Nghe nhắc tới điều đó, lão ta lại xìu hẳn:

- Ừ thì đi...

Đích thân mụ Liễu lái xe đi. Trước nhất mụ ghé nhà ông thầy yểm, nhờ ông ta giúp. Ông ta đưa cho một mảnh vải màu vàng và bảo:

- Cô cứ một mình tới đó, đào mộ lên rồi đặt lá bùa này xuống quan tài nó, như vậy muôn đời nó sẽ không trở lên được. Chịu khó một chút, phải đích thân đào không được thuê mướn người khác sẽ lộ chuyện.

Từ hôm về quê lên tới nay, đây là lần đàu tiên mụ ta đi ra ngoài, lại đi làm cái việc đụng chạm trực tiếp tới Ánh Hồng nữa, nên mụ ta có phần hơi run. Vừa lái xe, mụ ta cứ đảo mắt chung quanh, chốc chốc lại ngoái nhìn phía sau, như sợ có người theo dõi.

Tới một nghĩa địa hoang vắng, toàn mồ mả cỏ cây mọc um tùm, hầu hết là không còn mộ bia. Mụ hỏi:

- Phải ở đây không? Anh nhớ chỗ chôn nó không?

Lão Đỗ gật đầu:

- Sao không nhớ. Tao có làm dấu bằng cây thập tự có ghi hai chữ tắt AH tên đó nữa.

Họ tới đúng ngôi mộ đất còn mới, cỏ chỉ mọc lưa thưa. Mụ Liễu bảo:

- Tôi đứng canh, anh tự đào lên đi.

Lão Đỗ lần đầu tiên phải làm việc này nên lung túng thấy rõ. Lão lại vừa sợ nữa, nên việc diễn ra rất khó khăn... Phải mất hơn nửa giờ thì nhát cuốc mới chạm vào quan tài bên dưới. Mụ Liễu giục:

- Nạy nắp quan tài ra mau, bỏ đạo bùa xuống rồi lấp lại liền. Tôi sẽ giúp anh lấp đất cho nhanh!

Lão Đỗ tay chân run rẩy nên việc nạy nắp quan tài cũng phải mất khá lâu. Khi nắp bật ra thì...

- Trời đất ơi, xác nó đâu?

Trong quan tài trống không! Mụ Liễu run rẩy nói không còn rõ câu:

- Anh Hai... Sao.. sao thế này? Nó... nó đâu?

Lão Đỗ buông rơi cây cuốc xuống, thất thần:

- Không lẽ... nó... đội mồ sao?

- Đội mồ!

Mụ Lìễu không còn bình tĩnh được nữa, mụ bước lùi mấy bước suýt ngã:

- Không xong rồi! Không xong rồi...

Mụ vừa bỏ chạy vừa run lẩy bẩy, vấp ngã mấy lượt mà vẫn cố chạy cho thật xa ngôi mộ. Trong khi lão Đỗ thì chôn chân ở đó, bởi có muốn rút chân ra để chạy theo cô em gái thì cũng không làm được, chừng như có ai đó ghì lão lại, kéo xuống càng lúc càng mạnh!

- Liễu!

Lão cố gọi theo, nhưng mụ kia nào có nghe thấy gì, mà cho dù có nghe thì mụ ta đâu còn đủ can đảm để mà dừng lại.

Khi mụ ra tới ngoài xe, rồ máy chạy đi thì trong nghĩa địa, lão Đỗ cũng vừa lún sâu tới ngang ngực. Lão cảm nhận rõ ràng có bàn tay của ai đó kéo ghì lão thật mạnh, quyết liệt, lão ta hoàn toàn bất lực trong việc tự thoát nên chỉ biết nhắm nghiền mắt lại, khóc thét lên trong nỗi tuyệt vọng!

Nghĩa địa vắng lặng. Dù là giữa ban ngày, nhưng hầu như không một bóng người. Một cơn gió lạnh thổi thốc qua như muốn cuốn phăng người đang ngập gần hết than mình dưới mộ huyệt.

Lão Đỗ, con người mà cả một đời chỉ biết ngập chìm trong những âm mưu, lòng dạ tính toán hiểm ác, nay tự dưng dẫn xác tới bên nấm mồ chỉ có hai chữ AH trên tập tự giá và.. bỏ mạng ở đó.

Lão ta làm cái việc mà đúng ra phải là của mụ em gái đáo để của mình...

Hầu như không một ai hay biết chuyện con người tên Hăng-Ry Đỗ chôn xác trong huyệt mộ mà trước đó chính lão đào, để chôn mộ nạn nhân là chính lão.

􀂐 􀂐

Chuyện mụ Liễu dẫn xác về lại ngôi làng mà chỉ cách đó chưa đầy một tuần, chính mụ đã bỏ chạy trối chết khỏi đó là một điều khó ai ngờ được. Mụ lại về lúc nửa đêm mới lạ hơn.

Hình như ma đưa lối quỷ đưa đường sao đó, nên tuy không đèn đóm, vậy mà mụ ta đi một cách không mấy khó khăn vào đúng khu vườn nhà của Xuân Lai! Lần tới đúng bên ngôi mộ chôn xác của Xuân Hằng, mụ dừng lại hồi lâu rồi từ từ ngồi xuống ngay trước đầu mộ. Đã có chuẩn bị trước, nên mụ lấy ra bó nhang, bật diêm đốt luôn cả nắm và bắt đầu vái rất thành kính. Trong lúc vái mụ nhắm nghiền mắt lại, nên không thấy có một bóng người từ trong bóng tối như mực bước tới gần, đứng lặng sau lưng một hồi lâu...

- Cái huyệt lạnh đó bà có biết dành cho ai không?

Mở choàng mắt ra, mụ Liễu ngơ ngác:

- Ai? Ai như là...

- Bà vẫn còn nhận ra tôi sao? Bà về đây là bởi chính tôi phải không?

- Xuân Hằng.

- Xuân Hằng chỉ đúng có một nửa. Bởt từ trước khi tôi được chôn xuống đây thì cái tên đó đúng, còn từ lúc tôi đón vong hồn của người mà bà đã gây ra cái chết cho cô ấy thì tôi không còn mang tên đó nữa! Tôi là Ánh Hồng.

Mụ Liễu còn đang ngơ ngác thì lại có giọng một người đàn ông nghe quen quen cất lên phía sau:

- Nếu không có chuyện hồn nhập xác này thì làm sao tôi biết con gái mình đã chết dưới bàn tay của anh em nhà bà!

Mụ quay lại và kêu lên, dù người đàn ông ấy đứng trong bóng tối:

- Năm Lực!

Đúng là Năm Lực, ông không hề ngại khi bước tới đứng cạnh cái bóng trắng mờ ảo mang giọng nói của Xuân Hằng:

- Anh em bà giết chết con ánh Hồng để chiếm đoạt tiền mồ hôi nước mắt của nó, rồi giấu xác, ém nhẹm. Con nhỏ chạy về đây mộng cho tôi và đúng lúc gặp đứa bạn cũ là con Xuân Hằng đây vừa yểu mạng lìa đời. Hồn nó nhập vào xác Xuân Hằng trở lên Sài Gòn tìm và để tính sổ, nhưng bản chất hiền lương của nó đã không cho phép nó làm được chuyện đó, nên lại trở về đây. Tuy nhiên, khi anh em bà lại ấn sâu vào tội ác, vu oan hãm hại Tư Đại, là người đã giúp con Ánh Hồng nhiều trong thời gian nó làm công cho bà. Số tiền hơn trăm lượng vàng nó có được và gửi bà giữ, trong đó có đến hơn hai phần ba là của con người háo sắc nhưng tốt bụng đó. Nó bất nhẫn trước việc bà và ông ta gần tiêu tan sự nghiệp nên lần này lại phải ra tay. Bà còn gì để nói nữa không?

Mụ Liễu hầu như không còn nói được lời gì để biện bạch, nên chỉ biết co người lại, vừa bò lui trong thế muốn thoát thân. Nhưng mụ ta chỉ lùi được mấy nhịp thì bỗng hụt tay, rơi xuống một khoảng trống, một hố sâu ai đó đã đào sẵn. Một huyệt mộ thì đúng hơn!

Giọng của Xuân Hằng lạnh hơn là khí trời đêm lúc ấy:

- Ngườt chết rồi đâu muốn sống lại làm gì. Nhưng nơi này cũng còn đủ chỗ cho những người cần phải chết hơn, vậy thì xin nhường!

Vừa dứt lời thì cái bóng màu trắng như sương khói ấy vụt bay đi. Còn lại Năm Lực, ông ngửa mặt lên trời nói mà không cần biết có ai bên cạnh:

- Từ nay dẫu con đã chết, nhưng cha con mình thật sự được gần bên nhau, Anh Hồng ơi, con hãy về nhà với cha!

Rồi ông lầm lũi bước trong màn đêm...

􀂐 􀂐

Cái quán bar của mụ Liễu tái khai trương lần thứ ba mà không có mặt mụ chủ lẫn ông anh họ Đỗ của mụ ta. Chẳng ai để ý sự bỉến mất của họ, mà chỉ quan tâm đến người chủ mới của quán, đó là... lão Tư Đại! Ông này đã thoát khỏi những rắc rối trước đây và trở lại tiếp quản cái quán bar này, mặc dù không còn tài sản lớn như trước đây, nhưng lão ta lại vui mừng và háo hức hơn bao giờ hết trong vai trò mới: Chủ quán bar!

Tư Đại giữ lại hầu hết nhân viên cũ, trong đó có Xuân Đào. Nhưng cô này bây giờ ngoài nhiệm vụ quản lý các tiếp viên còn kiêm thêm một công việc quan trọng khác: giữ liên lạc hàng tháng với ông Năm Lực cha của Ánh Hồng ở quê, bằng cách đưa tiền về nuôi ông và các đứa em còn lại của cô ấy

Ông Năm Lực được xây cho một ngôi nhà khang trang bằng số tiền hơn một trăm lượng vàng vốn là tài sản của Ánh Hồng bị chiếm đoạt bằng mưu đồ xấu xa của anh em nhà mụ Liễu.

Từ đó, tuy quán bar đó không còn những bông hoa hương sắc nổ trội cõ Ánh Hồng hay Xuân Hằng, nhưng khách chơi tới vẫn đông và lão Tư Đại phất lên không mấy hồi. Lão này dần lấy lại vị thế trong thương trường, nhưng không như lần trước, lão biết dùng đồng tiền kiếm được của mình vào một mục đích ý nghĩa hơn nhiều: làm từ thiện. Tư Đại nổi tiếng với danh nghĩa bảo trợ cho bốn viện mồ côi và nhiều việc làm tốt đẹp khác.

Đặc biệt hơn, khi Tư Đại có ý muốn tìm xác của hai người con gái chết thảm kia để lập mộ thì không làm sao tìm được. Một đêm, vong hồn cả hai về báo rằng họ bấy giờ không còn thân xác nữa, muốn chôn họ thì nên lập một cái miếu nhỏ nơi phần đất trong nhà ông Năm Lực, họ sẽ lưu ở đó và sẽ độ trì cho những ai có lòng tin nơi họ.

Đó bắt đầu một câu chuyện khác về một ngôi miếu, gọi là Miếu Hai Cô linh hiển về sau...

TAI NẠN TRÊN CẦU CỎ MAY

􀂐 􀂐

Đoàn xe ba chiếc gồm một chiếc Truction của Thiện, chiếc Peugeot 203 của Long và chiếc Plymouth của nhóm Cảnh đều cùng tăng tốc rời khỏi Bà Rịa một lượt, hẹn nhau ba mươi phút sau có mặt ở Bãi Trước. Ai tới sau cùng sẽ là người trả hết chi phí của chuyến đi!

- Việc ai chi trả không quan trọng đối với nhóm công tử con nhà giàu này, nhưng người nào cũng muốn chứng tỏ xe của mình thuộc lại xịn nhất, nên vừa vọt đi khoảng hai trăm mét thì xem ra chiếc xe của Cảnh có vẻ chiếm ưu thế, khi qua mặt cả hai chiếc kia mà đồng hồ tốc độ mới chỉ có 70 cây số giờ. Cảnh mỉm cười, nói to với bạn ngồi bên cạnh, nhưng thật ra muốn cho các bạn ở hai xe kia nghe:

- Chiếc Plymouth này mà tăng tốc chút nữa thì các loại xe Pháp kia chỉ có hít bụi!

Chỉ chưa đầy năm phút sau thì chiếc xe D91 vọt lên cầu Cỏ May. Đang ngon trớn bỗng chiếc xe khựng lại, đầu xe như bị vật cản gì đó làm cho dựng lên và tấp nhanh vô lề, lủi lên thành cầu!

Cảnh là tay lái cứng, vậy mà cũng hốt hoảng kêu lên:

- Chết rồi!

Cũng may là chiếc xe sau khi leo lên thành cầu, mũi xe vừa chạm vào thành cầu thì ngừng lại, tắt máy! Mấy người trên xe một phen hú vía, họ càu nhàu:

- Đã nói rồi, chạy ngang qua cầu này thì phải chậm lại, bộ không nhớ chuyện cô Hạnh lao xe xuống cầu sao?

Cảnh chưa hoàn hồn, anh mở cửa xe bước xuống mà vẫn còn run:

- Cán phải người không thấy sao?

Anh vừa bước xuống thì hai người bạn cùng xe cũng bước theo. Chiếc xe leo lề nằm chênh vênh, nên mọi người có thể nhìn suốt gầm chiếc xe Huê Kỳ dài ngoằn.

Một người hỏi:

- Có thấy gì đâu?

- Cảnh quả quyết.

- Vừa rồi đang chạy ngon trớn thì tôi thấy có một bóng người lao ra từ thành cầu. Một cô gái nữa! Tôi tránh không kịp nên hình như cô ấy té xuống gầm xe...

Hai chiếc xe kia cũng ngừng lại và ai nấy đều lo lắng:

- Chỗ cầu này nhiều người bị như cậu vậy đó! Kể từ khi tai nạn cho cô Hạnh con tỷ phú chủ đồn điền Nguyễn Đình Quát thì hầu như ai qua cầu cũng đều bị ảo giác, như thấy cô ấy hiện ra.

Long, người lái chiếc Peugoet tỏ ra am tường hơn:

- Chính mình đã một lần bị như vậy, suýt nữa đã đâm phải chiếc xe đậu phía trước vì không nhìn thấy trong khi xe đó đậu có chớp dèn xi nhan hẳn hoi. Vừa nói họ vừa cố tìm kiếm dấu vết của một vụ tai nạn, nhưng tuyệt nhiên không có. Cuốt cùng, họ hè nhau khiên được chiếc xe của Cảnh xuống, xem lại máy móc thì vẫn binh thường. Cảnh thở phào:

- Lần đầu tiên trong đời mình mới biết cảm giác của một chiếc xe sắp lao xuống cầu! Hú vía!

Qua phút giây đó, cả bọn mất hứng, nên cả ba chiếc xe chạy ra tới Bãi Trước trong không khí xìu hẳn. Họ chọn khách sạn quen và thuê bốn phòng. Mấy người kia hầu như ai cũng có cặp, chỉ có Cảnh thì vốn quen đi một mình, nên anh đưa giỏ quần áo cho người bồi phòng rồi dặn:

- Anh cho đồ lên phòng giùm tôi, tôi cần uống vài ly rồi mới đi ngủ được.

Mấy người bạn thấy Cảnh như vậy cũng theo anh ra quán bar nhậu, thay vì lên ngay phòng nghỉ. Họ nhậu tới hơn mười giờ đêm mới chia nhau lên phòng.

Trong lúc nhũng bạn ở phòng kia yên lặng, tận hưởng những phút giây tuyệt vời của cuộc du ngoạn, thì Cảnh trong cơn chếnh choáng, khi bước vào phòng đã phải khựng lại, vì tưởng mình vào nhầm phòng. Bởi đang nằm trên giường là một cô gái rất đẹp!

- Kìa... tôi xin lỗi...

Cảnh định quay bước thì cô nàng ngồi bật dậy, lên riếng:

- Em... em xin lỗi. Em đường đột...

- Đây chính Ià phòng của tôi?

- Thì đúng là phòng của anh.

- Và cô là...

- Là người xâm nhập phòng người khác khi chưa được phép.

Vừa đáp xong, chợt cô ta nhăn nhó và lảo đảo, đứng không vững. Cảnh hốt hoảng:

- Kìa, cô sao vậy?

Cô gái không đáp, mà bất ngờ ngã vật ra giường và hầu như hôn mê. Cảnh quá sợ, anh định lên tiếng gọi các bạn, nhưng không còn kịp nữa, bởi sắc mặt cô gái tái xanh, toàn thân run lên.

Nhào tới bên cô gái, Cảnh cố lay cô ta:

- Cô ơi cô làm sao thế?

Anh chợt nhìn thấy máu rịn ra ở một bên đầu, ướt cả phần da cổ trắng ngần và cả một bên vai nữa, đều có máu. Anh hốt hoảng:

- Cô bị thương nhiều quá nè!

Lúc này anh mới quay ra ngoài gọi lớn:

- Giúp với!

Nhưng chẳng hiểu sao tiếng gọi to của anh lại không thể thoát ra khỏi miệng. cùng lúc đó cổ tay anh nghe lạnh buốt bởi bàn tay của cô gái đang chụp lấy và bám chặt.

- Cô tỉnh rồi phải không?

Cô gái vẫn không đáp, nhưng có dấu hiệu hồi tỉnh, bởi bàn tay đang siết chặt hơn... Hồi lâu mới nghe cô ta thều thào:

- Đừng... đừng gọi. Đừng để ai... biết...

Thấy máu chảy ra nhiều hơn. Cảnh chẳng biết phải làm sao vì cô nàng chỉ có một chiếc khăn treo ở đầu giường:

- Anh cột giùm em chỗ vết thương trên đầu.

Cảnh làm theo và khi ghé sát vào để cột vết thương Cảnh mới giật mình bởi hương thơm rừ người cô toát ra rất lạ, rất quyến rũ. Cột xong, nhìn vết máu trên cánh tay, Cảnh lo lắng:

- Còn máu đây nữa, có lẽ phải đi bệnh viện thôi...

Cô nàng cương quyết:

- Em là con gái, đã lẽn được vào đây giữa đêm thế này mà bây giờ lại chở đi bệnh viện nữa thì chắc là độn thổ mất thôi, cứ để vậy...

Cô ta đưa cánh tay kia vịn vào vết thương và trấn an:

- Vết thương này chỉ ngoài da, chỉ cần lấy tay đè mạnh xuống, một chút máu sẽ hết chảy.

- Nhưng... chiếc áo của cô...

Cảnh lấy chiếc áo thun trắng của mình định đưa cô ta thay ra, nhưng đã nghe cô gái bảo:

- Tay em đau, làm sao giơ lên để thay áo được. Em...

Cô tỏ ra đau đớn khi thử vận động cánh cay bị thương, khiến Cảnh phải nói:

- Bây giờ tôi nhắm mắt và giúp cô cởi áo, đuợc không?

Cô nàng bật cười:

- Sao không tắt đèn!

- Được nhắt, Cảnh bước tới tắt đèn và anh mò mò trong bóng tối, chợt một bàn tay mát mịn chụp lên tay anh kéo ghì lại, khiến thân thể anh ngã nhoài tới trước và đè lên người cô nàng. Hoảng quá Cảnh định lên tiếng xin lỗi thì giọng của nàng thật khẽ:

- Đừng nói gì cả. Em không sao...

Lúc ấy Cảnh mớt phát hiện ra toàn thân cô ta không còn mảnh vải nào!

- Cô... cô...

- Đã nói là nhắm mắt lại để giúp người ta mà bây giờ sao còn lúng túng vậy! Vết thương trên bả vai đó, lấy tay đè lên đó đi. Đè và giữ thật chặt, khỏi phải băng bó gì cả...

Cảnh làm theo như một đứa trẻ dễ bảo. Anh ngạc nhiên là tại sao mình lại chụp đúng chỗ vết thương và lúc ấy hình như chỗ vết thương không còn chảy máu nữa.

Và nàng lại giục:

- Anh không được bỏ tay ra đó, máu lại chảy tiếp đó...

Nằm trong tư thế như vậy Cảnh thậm chí nhúc nhích còn không dám, nói chi đến rút tay ra. Anh hỏi khẽ:

- Đè như thế này cô có... sao không?

- Dễ chịu hơn...

Câu trả lời kèm một tiếng cười nhẹ trong bóng tối khiến cho Cảnh chợt rùng mình. Tuy nhiên anh vẫn không dám lơi bàn tay ra. Trong đầu Cảnh chợt lóe lên ý nghĩ làm cho anh hơi lo, lỡ có ai mở cửa vào mà nhìn thấy cảnh tượng này thì... có trời mà thanh minh! Anh nói ngay ý đó ra:

- Hay là để tôi nằm sang một bên...

Nhưng cô nàng nói liền:

- Anh nằm như thế là để che cho em, chớ xê dịch sang thì...

Tuy không dám đụng vào phần đưới cơ thể cô ta, nhưng Cảnh biết là toàn thân cô ta trần trụi. Mà tại sao chỉ trong một tíc tắc như thế mà cô ta có thể tự cởi hết áo quần ra được và cởi ra để làm gì trong lúc vết hương chỉ ở cánh tay?

- Sao lơi tay ra vậy, máu chảy kia...

Quả nhiên khi bàn tay che vết thương của Cảnh lơi ra thì máu nơi vết thương lại tuôn chảy, buộc lòng anh phải duy trì tư thế đó và chỉ biết nói:

- Tôi thì không sao, bởi tôi còn mặc quần áo đàng hoàng, chỉ e...

Lần này cô ta cười rõ tiếng hơn:

- Anh mà quần áo đàng hoàng sao?

Lúc ấy Cảnh mới bàng hoàng như nhận ra chính mình cũng... chẳng còn chút gì che thân!

- Sao... saa kỳ vậy?

Anh yên tâm, cách này là một kiểu chữa bệnh mà em cần đó. Thân áp thân mà không có ý đồ gì xấu là cách làm cho người bệnh mau bình phục nhất. Anh có nghe hơi ấm của anh đang truyền sang em không?

Nghe cô nàng hỏi Cảnh mới chợt nhận ra đúng là hơi nóng từ anh đang tuôn sang nàng, cảm giác nhận ra được.

- Như... như vậy...

Nàng trấn an:

- Anh không mất hết năng lượng đâu, đừng sợ. Chỉ một chút nữa thôi thì em sẽ khỏi.

Làm sao ngăn được cảm xúc mạnh nơi một chàng trai đang độ sung sức như Cảnh khi thân thể trong tư thế này? Nhưng hình như đang có một rào cản vô hình nào đó như ngăn anh lại. Mỗi khi trong đầu Cảnh dậy lên một chút gì đó thì y như là hiện tượng khó nhớ lại xảy ra. Vài lần như vậy làm cho Cảnh hiểu, anh bình tĩnh trở lại.







Không bấm vùng phía dưới kẻo mất tiền nhé!